“Ngươi hãy yêu thương người thân cận như chính mình”- đó chính là hình ảnh của Người Samari nhân lành, tốt bụng chạnh lòng trước thảm cảnh của người bị nạn. Qua dụ ngôn Người Samari nhân hậu đã giúp tôi trả lời được câu hỏi: “Ai là người thân cận của tôi?” hay “tôi trở thành người thân cận của ai?”. Người thân cận không phải là ai khác; mà là chính tôi khi tôi đến gần họ, khi tôi đến gần gia đình tôi, gần những người làm việc chung với tôi, những người bị thương, kém may mắn trong cuộc sống, những bệnh nhân, những người gặp khó khăn trong xã hội.
Nước Samari – Nguồn sống Từ bi” – giá trị cốt lõi và cũng là nguồn khởi hứng cho sự ra đời của Công ty cổ phần nước tinh khiết Samari. Là một doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường, Samari không chỉ tập trung vào việc cung cấp cho Khách hàng những sản phẩm nước uống đạt tiêu chuẩn chất lượng, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, mà Samari còn mang trong mình sứ mạng là chia sẻ tình thương đến với những người khó khăn qua các hoạt động bác ái từ thiện.
Hành trình bác ái hàng tháng của Công ty Nước Samari là đến với những gia đình có hoàn cảnh trên địa bàn Thành phố Hải Phòng để thăm hỏi, động viên, chia sẻ và trao quà. Từ tháng 9/2023 cho đến nay, Công ty đã đến với gần 50 gia đình tại các Khu vực: Vân Tra, Liễu Dinh, Trại Chuối, An Toàn, Xâm Bồ – Ngô Gia Tự, Đà Nẵng – Phố Cấm, Thủy Nguyên, Kiến An. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi gia đình một nỗi khốn khó khác nhau: người già neo đơn, người bệnh hiểm nghèo, mồ côi,….nhưng tất cả chung một nỗi lo đó là lo cho cuộc sống mưu sinh hàng ngày (Danh sách một số gia đình khó khăn)
Khu vực | Họ tên | Địa chỉ | Hoàn cảnh |
ĐÀ NẴNG | Cụ Đặng Thị Thu | 3/313 Đà Nẵng | Cụ Thu 83 tuổi, hàng ngày cụ đi chợ bán rau, nuôi 3 người con trai bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, trong đó có 1 người con bị bệnh về thần kinh. |
Cụ Lê Thị Đoàn | 47, Tầng 3 khu tập thể Đà Nẵng, Cầu Tre | Cụ Đoàn 77 tuổi. Hàng ngày cụ bán nước chè đầu ngõ, cụ nuôi 2 cháu ngoại đang đi học. | |
Cô Vũ Thị Huyền | 16/270 Đà Năng, Ngô Quyền | Cô Huyền sức khỏe yếu, có ảnh hường về thần kinh, nuôi em trai cũng không bình thường. | |
VẠN MỸ | Chú Lương Đình Quang | 23/136 đường Ngô Quyền | Chú bị tai biến 5 năm phải ngồi xe lăn. Vợ chú làm nghề tự do, thu nhập khoảng 80.000đ/ ngày. |
Bà Hoàng Thị Tí | Số nhà 25 Tập thể đường vòng Vạn Mỹ, NQ | Cụ Tí 77 tuổi. Mỗi ngày, khoảng 3h sáng đi phụ rửa bát cho quán ăn sán, ban ngày đi nhặt ve chai. Cụ nuôi một người con trai 53 tuổi nằm liệt giường. | |
Cô Đào Thị Hồng | 105 Đường vòng Vạn Mỹ, Ngô Quyền | Cô đi nhặt ve chai, chậm chạp, trí khôn không bình thường | |
PHỐ CẤM | Ông Trần Quang Vinh | Số nhà 2 ngõ 117 phố cấm gia viên ngô nguyền | Hai chị em ở với nhau: người chị vừa liệt vừa câm, người em trai giao tiếp khó khăn |
Cụ Trịnh Thị Liên | Thuê nhà cuối cùng ngõ 189, phường đông khê | Hàng ngày cụ đi thu nhặt ve chai, nuôi 1 cháu ngoại mồ côi bố mẹ. | |
LÃM HÀ | Em Nguyễn Hà Vy | Số nhà 38, Tổ 8, Lãm Hà, Kiến An | Cháu Vy bị bệnh trầm cảm, mẹ cháu mất sớm. Bố công việc không ổn định, nuôi 3 chị em ăn học |
CỰU VIÊN | Chị Phạm Thị Dinh | 125 Cựu Viên, Kiến An | Chị Dinh công việc không ổn định, chồng mất sớm, nuôi 2 con nhỏ. Hiện tại, 3 mẹ con đang ở nhà trọ. |
NỘI THÀNH | Chị Nguyễn Hải Ninh | 175/10/14b đường Hùng Vương, HB, HP | Chị ở nhà chăm 4 con nhỏ, chồng chị sức khỏe ốm yếu, công việc không ổn định |
Cháu Nguyễn Hải Doanh | Số nhà 11/28A đường Tam Bạc, Minh Khai | Cháu bị ung thư máu thể mờ, Bố mất sớm, mẹ cháu công việc không ổn định | |
CỰU VIÊN | Chị Trần Thị Hải | Cựu Viên, Kiến An, HP | Chị nuôi 3 người con ăn học, chồng chị đã mất sau 3 lần phẫu thuật tim. Gia đình chị đang sống ở nhà tình nghĩ. Hàng ngày chị thu mua ve chai để kiếm sống. Con gái lớn bị bệnh tim chưa có tiền phẫu thuật |
Bà Lương Thị Xá | Nam Sơn 3 – P. Văn Đẩu – Kiến An, HP | Bà bị bệnh ung thư, con trai tai nạn mất 1 chân, chồng chị đau yếu quanh năm | |
Cụ Nguyễn Thị Tâm | Số 10, ngõ 5 Lê Quốc Uy, Kiến An, HP | Cụ Tâm 82 tuổi, bị mờ mắt nặng tai, không nơi nương tựa và nuôi người cháu học lớp 5 | |
Ngô Gia Tự | Bà Nguyễn Thị Kim Oanh | Số 454 Ngô Gia Tự, Hải An, HP | Bà sống với con trai bị tâm thần, chồng mất. Hàng ngày bà bán mũ bảo hiểm do nhà hảo tâm giúp đỡ để kiếm sống qua ngày |
Bà Trần Thị Chinh |
|
Bà sống với con trai nhưng ăn riêng, hàng ngày đi nhặt ve chai để kiếm sống. | |
Bà Đặng Thị Dung | số nhà 11 lô 120 UC tổ dân phố 6, Ngô Gia Tự | Bà nuôi 2 con tâm thần | |
Ông Nguyễn Văn Huyền | Tổ dân phố số 6 Ngô Gia Tự | Ông không có lương hưu, nuôi con bị tâm thần | |
TRÀNG CÁT (LƯƠNG KHÊ) | Bà Nguyễn Thị Hới | Tràng Cát, Hải An, Hải Phòng | Bà không có nhà phải đi ở nhờ. Bà mượn ruộng của người quen để trồng rau kiếm sống hàng ngày. |
Bà Nguyễn Văn Tuân | Tràng Cát, Hải An, Hải Phòng | Ông mắc bệnh tâm thần, sống với bố mẹ già không có nguồn thu nhập | |
Bà Nguyễn Thị Đông | Tràng Cát, Hải An, Hải Phòng | Bà làm nghề trồng rau, nuôi con gái bị khuyết tật vận động, phải ngồi xe lăn. | |
NAM PHONG (XÂM BỒ) | Ông Nguyễn Văn Vẽ | Nam Phong, Hải An, Hải Phòng | Ông bị ung thư dạ dày, vợ mất, có người con nuôi nhưng đã đi lấy chồng xa |
Bà Nguyễn Thị Thèo | Nam Phong, Hải An, Hải Phòng | Bà sống 1 mình, có người con trai nghiện rượu sống ở gần nhưng không chăm sóc bà | |
THỦY NGUYÊN | Ông Phái | Xã Lâm Động, Thủy Nguyên, HP | Cả nhà là người lùn, không có khả năng lao động |
Ông Lê Văn Hanh | Thôn Tây, Dương Quan, Thủy Nguyên | Ông sống 1 mình, bị liệt 2 chân, bị ung thư, không có khả năng lao động | |
Cụ Nguyễn Thị Giỏi | Dương Quan, Thủy Nguyên, HP | Bà già yếu, chăm con trai bị thần kinh | |
Ông Nhanh | Thủy Nguyên, Hải Phòng | Một mình ông nuôi 4 cháu nội, con trai đi tù, con dâu bỏ nhà đi. 4 ông cháu sống phụ thuộc lương trợ cấp | |
Em Phạm Thị Kiều Diễm | Thôn 1 xã lưu kỳ, Thủy Nguyên, HP | Em bị khuyết tật bẩm sinh, sống với bố làm nghề tư do, mẹ đã bỏ đi từ khi em sinh ra | |
Bà Nguyễn Thị Quệ | Thôn Tây, Dương Quan, Thủy Nguyên | Bà bị cụt một chân bẩm sinh, hàng ngày đi nhặt ve chai kiếm sống. Bà ở nhà nghĩa được mọi người đóng góp. | |
Chú Đinh Khắc Mạnh | Xã Liêm Khê, Thủy Nguyên, HP | Chú bị mù bẩm sinh, vợ thiểu năng trí tuệ, con trai bị mù. Vợ làm nghề trồng rau là thu nhập chính trong gia đinh | |
Cô Trần Thị Oanh | Dương Quan, Thủy Nguyên, HP | Cô bị thần kinh., sống một mình, không có khẳ năng lao động |
Song hành với hoạt động này, mỗi tháng Công ty Samari đồng hành cùng với Quán Cơm Samari (Quán Cơm 5.000đ) và Hội Samari là 3.000.000đ/ tháng.
Ngoài ra, hàng năm vào những dịp lễ lớn như Lễ Phục sinh, Lễ Giáng sinh, Trung thu,…Công ty cũng có chương trình tặng quà bác ái tại các Giáo xứ, các Trung tâm bảo trợ.
“ Các con hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”. Điều ấy được thực thi vào dịp đầu xuân năm mới, trong chuyến du xuân của Công ty Samari, Ban lãnh đạo thường chọn điểm đến là những vùng cao, đến với những dân tộc thiểu số để thực hiện hành trình bác ái, anh chị em Công ty Nước Samari ra đi trở nên những người thân cận đem hơi ấm của tình người đến miền ngược với khẩu hiệu: Hãy ra đi như người Samari!
“Nước Samari – Dòng chảy từ bi – Nào cùng uống đi – Nguồn sống diệu kì”
Hình ảnh Bác ái