Chức năng của nước trong cơ thể

Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, cần thiết cho sức khỏe và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng. Vai trò của nước trong cơ thể người bao gồm hỗ trợ tiêu hóa loại bỏ chất thải, điều hòa thân nhiệt và giúp bộ não hoạt động.

  1. Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể

Tỷ lệ nước trong cơ thể người đóng vai trò rất quan trọng để duy trì thân nhiệt. Cơ thể sẽ mất nước qua mồ hôi khi hoạt động thể chất và trong môi trường nóng.

Mồ hôi giúp làm mát cơ thể nhưng thân nhiệt sẽ tăng lên nếu bạn không bổ sung đủ lượng nước đã mất. Khi bị mất nước, cơ thể cũng sẽ mất chất điện giải và huyết tương. Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, hãy đảm bảo uống nhiều nước để bù đủ chất lỏng.

  1. Bài tiết chất thải

Cơ thể sử dụng nước để đổ mồ hôi, đi tiểu và đại tiện, cụ thể:

  • Mồ hôi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi bạn tập thể dục hoặc ở nhiệt độ nóng;
  • Bạn cần đủ nước trong cơ thể người để hình thành phân và tránh táo bón;
  • Thận đóng vai trò chính trong việc lọc chất thải thông qua tiểu tiện. Uống đủ nước sẽ giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời ngăn ngừa sỏi thận.

Thiếu nước làm tăng nguy cơ mắc bệnh về bài tiết chất thải như táo bón

  1. Tối đa hóa hiệu suất hoạt động thể chất

3.1. Tăng năng lượng, sức mạnh và sức bền

Uống nhiều nước trong khi hoạt động thể chất là điều cần thiết. Trung bình một vận động viên sẽ mất tới 6 -10% trọng lượng cơ thể thông qua mồ hôi trong khi vận động. Người tham gia tập luyện sức bền hoặc các môn thể thao cường độ cao, như bóng rổ, dễ bị mất nước hơn.

Bù đủ nước sẽ tác động đến sức mạnh và khả năng chịu đựng của bạn. Nếu tập thể dục dưới trời nóng mà không uống đủ nước sẽ dẫn đến các tình trạng y tế nghiêm trọng, như tụt huyết áp và tăng thân nhiệt. Mất quá nhiều nước còn có thể gây co giật và thậm chí là tử vong.

Kích hoạt quá trình trao đổi chất cũng là một tác dụng của nước trong cơ thể, ảnh hưởng tích cực đến mức năng lượng. Một nghiên cứu ở cả nam và nữ cho thấy uống 500ml nước giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30%, kéo dài trong hơn một giờ.

3.2. Bảo vệ các mô, tủy sống và khớp

Một vai trò của nước trong cơ thể nữa là giúp bôi trơn và nâng đỡ các khớp, tủy sống và mô cơ thể. Điều này giúp bạn thoải mái hoạt động thể chất và giảm bớt sự khó chịu do viêm khớp gây ra.

Nước giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp

3.3. Cải thiện lưu thông oxy máu

Nước trong cơ thể người mang chất dinh dưỡng và oxy đến cho toàn bộ cơ quan. Bổ sung đủ lượng nước hàng ngày sẽ cải thiện lưu thông tuần hoàn và có tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể.

  1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

4.1. Tạo ra nước bọt

Ngoài một lượng nhỏ chất điện giải, chất nhầy và enzyme, thì nước trong cơ thể người là thành phần chính của nước bọt. Nước bọt rất cần thiết để phá vỡ thức ăn rắn và giữ cho khoang miệng khỏe mạnh.

Thông thường, cơ thể sẽ sản xuất nước bọt nhờ bổ sung chất lỏng thường xuyên. Tuy nhiên, khả năng sản xuất nước bọt có thể giảm do tuổi tác hoặc một số loại thuốc, phương pháp điều trị.

Nếu bạn thấy khô miệng hơn bình thường, dù tăng lượng nước uống cũng không có hiệu quả, hãy đến khám bác sĩ.

4.2. Thúc đẩy tiêu hóa

Trái với một số quan niệm cũ, các chuyên gia xác nhận rằng uống nước trước, trong và sau bữa ăn sẽ giúp cơ thể phá vỡ thức ăn dễ dàng hơn. Điều này sẽ tăng cường khả tăng tiêu hóa và giúp cơ thể tận dụng tối đa dưỡng chất từ bữa ăn. Nghiên cứu cho thấy dạ dày sẽ thích nghi được với nhiều thành phần thức ăn, dù là rắn hay lỏng.

Nước có vai trò hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa

4.3. Ngăn ngừa táo bón

Ăn nhiều chất xơ không phải là cách duy nhất để ngăn ngừa táo bón. Duy trì lượng nước trong cơ thể người cũng rất quan trọng để thúc đẩy nhu động ruột. Nếu không tiêu thụ đủ nước, magiê và chất xơ, bạn sẽ dễ bị táo bón hơn. Nếu đã bị táo bón, bổ sung các loại uống nước có ga và nước lọc bình thường có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

4.4. Hấp thụ chất dinh dưỡng

Ngoài tác dụng phân hủy thực phẩm, tác dụng của nước trong cơ thể còn hòa tan vitamin và khoáng chất, cùng các chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm. Sau đó, nước vận chuyển các dưỡng chất khắp nơi để cơ thể sử dụng.

Nước có tác dụng hòa tan các vitamin.

  1. Giúp chống lại bệnh tật

Tác dụng của nước trong cơ thể còn giúp ngăn ngừa một số tình trạng y tế, bao gồm:

  • Táo bón;
  • Sỏi thận;
  • Hen suyễn do vận động quá sức;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Tăng huyết áp.

Nước cũng giúp hấp thụ các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng từ thực phẩm, nhờ đó sẽ tăng chất lượng sống khỏe mạnh.

Vì chức năng và vai trò của nước trong cơ thể là rất quan trọng, nên mất nước – hậu quả của việc cơ thể không uống đủ nước, có thể rất nguy hiểm. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, như:

  • Sưng não;
  • Suy thận;
  • Co giật.

Do đó, bạn hãy đảm bảo uống đủ nước để bù cho lượng mất đi qua mồ hôi và đi tiêu tiểu.

  1. Hỗ trợ chức năng não bộ

Uống đủ nước là chìa khóa để não hoạt động tốt. Nghiên cứu chỉ ra rằng không có đủ nước trong cơ thể người có thể tác động tiêu cực đến khả năng tập trung, sự tỉnh táo và trí nhớ ngắn hạn.

Không uống đủ nước cũng làm ảnh hưởng đến tâm trạng, dẫn đến mệt mỏi, nhầm lẫn và lo lắng.

Nước có vai trò quan trọng đối với não bộ

  1. Công dụng làm đẹp

7.1. Giữ cho làn da tươi sáng

Uống đủ nước sẽ giữ cho làn da của bạn ẩm mượt và có thể thúc đẩy sản xuất collagen. Tuy nhiên, chỉ cần uống nước là không đủ để giảm tác động của lão hóa. Quá trình lão hóa còn liên quan đến gen và thói quen chống nắng mỗi ngày.

7.2. Giúp giảm cân

Các nghiên cứu ở phụ nữ thừa cân đã cho thấy mối liên hệ giữa chất béo và nước trong cơ thể người. Uống nhiều nước hơn, kết hợp với ăn kiêng và tập thể dục, có thể giúp bạn dễ giảm cân.

Uống nhiều nước có tác dụng giảm cân

  1. Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Quan tâm đến lượng nước uống mỗi ngày là rất quan trọng để có sức khỏe tối ưu. Hầu hết mọi người chỉ uống nước khi thấy khát, nhưng nhu cầu lượng nước thật sự (từ tất cả các loại đồ uống và thực phẩm) phải nạp vào là:

  • Khoảng 15,5 cốc nước (3,7 lít) mỗi ngày ở nam giới;
  • Khoảng 11,5 ly (2,7 lít) mỗi ngày ở phụ nữ.

Mọi người nhận được khoảng 20% lượng chất lỏng hàng ngày từ thực phẩm, phần còn lại là từ các loại đồ uống. Vì vậy, lý tưởng nhất là đàn ông cần tiêu thụ khoảng 100 ounce (3.0 lít) nước và phụ nữ khoảng 73 ounce (2,12 lít) nước từ đồ uống. Bạn sẽ phải tăng lượng nước uống nếu tập thể dục hoặc sống ở khu vực nóng để tránh mất nước.

Những cách khác để đánh giá tỷ lệ nước trong cơ thể người có đủ hay không bao gồm:

  • Cảm giác khát: Cho thấy cơ thể không được cung cấp đủ nước;
  • Nước tiểu sẫm màu: Biểu thị mất nước;
  • Nước tiểu nhạt hoặc không màu: Thường cho thấy tỷ lệ nước trong cơ thể người thích hợp.

Vai trò của nước trong cơ thể là rất quan trọng đối với hầu hết chức năng của các cơ quan, bộ phận. Uống đủ lượng nước khuyến cáo hàng ngày sẽ giúp bạn duy trì hoạt động bình thường, thậm chí còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Nên mang theo một chai nước khi đi bất cứ nơi đâu. Đặt mục tiêu uống nước mỗi ngày, đạt được một nửa lượng nước cần thiết vào giữa trưa và luôn hoàn thành mục tiêu uống nước vào khoảng một giờ trước khi ngủ.

Sức khỏe tốt bắt nguồn từ việc uống nước tốt, Nước Samari luôn đi cùng bạn.

Sưu tầm

CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC TINH KHIẾT SAMARI

Địa chỉ: Vân Tra – An Đồng – An Dương – Hải Phòng

Tel: 0967.222.344 – 0937.455.688; Email: nuocuong@nuocsamari.com 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *